Thí điểm không rác thải nhựa tại đảo cô tô
THÍ ĐIỂM KHÔNG RÁC THẢI NHỰA TẠI ĐẢO CÔ TÔ.
Từ 1/9/2022, để phát triển du lịch bền vững, huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) khuyến khích du khách không mang chai nhựa, túi nilon, các vật liệu có nguy cơ ô nhiễm môi trường khi đi du lịch Cô Tô.
Việc thí điểm sẽ được triển khai trong khoảng từ 3-6 tháng, sau đó sẽ tổng kết để tiến tới áp dụng chính thức quy định này. Ngày đầu tiên thí điểm đã thu hàng thùng túi nilon do du khách mang ra đảo.
Lịch sử về Nhựa, đi từ phát minh đỉnh cao trở thành tội đồ của Trái Đất.
Một trong những phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại bên cạnh điện chính là nhựa. Phát minh vĩ đại mang tên nhựa theo thời gian được ứng dụng vào cuộc sống con người ngày một nhiều đem lại khá khá tiện ích cho con người, cũng từ đấy mối nguy hại toàn cầu bắt đầu được hình thành bất cứ thứ gì cũng có hai mặt và nhựa cũng không ngoại lệ. Trong bài viết này CCO cùng bạn tìm hiểu lịch sử về nhựa và những mối nguy hại đe dọa trực tiếp tới toàn cầu.
1 Sự hình thành và phát triển của nhựa.
Quay ngược mốc thời gian khoảng chục năm về trước, những chai nhựa hay nước đóng chai là một loại phụ kiện thuộc hàng top ưa thích cho giới siêu mẫu bởi tính thời thượng của chúng. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại nó dường như trở thành “kẻ tội đồ” khiến con người muốn xóa sổ càng nhanh càng tốt ra khỏi trái đất.
1.1 Nhựa tình cờ được tìm ra:
Khoảng nửa sau của thế kỷ 19 nhân loại đối mặt với vấn đề giết hại động vậ,t cụ thể là loài voi. Để ứng dụng làm bóng bi-a đạt chất lượng cao người ta liên tiếp giết hàng trăm thậm chí hàng nghìn con voi, nhằm tạo ra số lượng lớn bóng bi-a. Trên thực tế, để sản xuất một quả bóng bi-a người ta cần tối thiểu một cặp ngà voi đồng nghĩa với việc cứ mỗi bộ bóng ra đời là ít nhất hai con voi bị cướp mất đi sự sống. Tính riêng đến giữa thế kỷ 19 không dưới nửa tấn ngà voi mà thế giới tiêu thụ với mục đích làm bóng bi a đây là bộ môn được giới thượng lưu châu Âu và châu Mỹ ưa chuộng.
Các nhà nghiên cứu hết sức lo ngại trước tình hình giống nòi voi bị đe dọa ngày một nặng nề. Năm 1863 cha đẻ của trò bóng bi a Mỹ Michael Phelan đã nghĩ ra sáng kiến bằng cách phát động cuộc thi với giải thưởng tiền mặt hiện nay tương đương 200.000 USD cho ai tìm ra phương pháp thầy kế ngà voi.
Thật bất ngờ, người vượt qua thử thách đó là một nhà in trẻ don Wesley Hyatt- người chưa từng được đào tạo về hóa học. Khoảng sáu năm sau đó, trong quá trình nỗ lực tìm thí nghiệm của mình, ông phát hiện ra thế giới có thể được biến đổi bởi nhựa công nghiệp đầu tiên mang tên Celluloid. Không phải chất liệu thay thế lý tưởng cho cuộc cách mạng giải cứu quả bóng làm từ ngà voi nhưng Celluloid rất nhanh được ứng dụng làm các vật liệu khác thay thế cho ngà voi.
1.2 Nhựa phát minh đỉnh cao.
Lý giải cho câu hỏi tại sao nhiều tiện dụng và ứng dụng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, là bởi lẽ nhựa tồn tại được cả ở hai dạng cứng hay mềm. Chất liệu nhựa không hề thấm nước nên chắc chắn không xảy ra tình trạng bị ăn mòn hay ẩm mốc. Không những vậy người ta có thể chế tạo nhiều giống như những vật liệu mắc tiền hình thức nhiều màu bắt mắt và quan trọng hơn hết chính là độ bền đi đôi với giá thành sản xuất thấp.
Thời điểm ra mắt nhựa mang trong mình những ưu điểm nổi bật nổi bật nhất trong số đó, là giảm thiểu sự khai thác giống loài voi. Bên cạnh đó nhựa như vị cứu tinh của một số loài động vật khác như rùa - nguyên liệu làm lược, san hô - nguyên liệu làm trang sức.
Chắc hẳn, nhựa được thế giới chào đón với những gì tích cực nhất. Năm 1955 tạp chí LIFE đã phát hành một ấn bản nổi tiếng ca ngợi chất liệu nhựa sử dụng một lần. Bài viết đề cập tới nội dung rằng những người nội trợ không cần tới 40h đồng hồ để đánh vật với những vật dụng trong gia đình bởi giờ đây ta có thể vứt bỏ ngay sau khi sử dụng những vật liệu bằng nhựa sử dụng một lần, không thể phủ nhận phát minh lý tưởng ban đầu của nhựa không còn phù hợp với tình hình cuộc sống hiện tại. Thay vào đó là những hiểm họa lớn nhỏ mang tới bởi nhựa dùng một lần.
1.3 Nhựa thần kỳ mới được ra đời.
Những chai nhựa được sản xuất đời đầu là giải pháp hữu hiệu với đặc điểm nhẹ. Tuy nhiên lại dễ ngấm hóa chất và không thể chịu đựng những loại nước có gas. Đến những năm 70 một loại nhựa làm thay đổi hoàn toàn cục diện nhựa thần kỳ có tên gọi là PET.
Các nhà khoa học đến từ công ty Du Pont đã tạo ra Polyethylene Terephthalate từ năm 1941 khi thực hiện thí nghiệm với polymers. Đến năm 1973, một nhà khoa học cũng tại công ty Du Pont tên Nathaniel Wyeth đã đăng ký bản quyền cho thành phẩm chai nhựa bếp đầu tiên. Những chai làm bằng vật liệu nhựa giờ đây được nâng lên một tầm cao mới với những ưu điểm trông thấy: an toàn, nhẹ và có thể tái sử dụng thay thế tái chế được. Đây được đánh giá là thế hệ những chiếc chai nhựa hoàn học tiên phong chào lưu sử dụng chai nhựa mãi sau này.
Căn cứ số liệu cung cấp bởi Cointainer Recycling từ năm 1960 đến năm 1970. Mỗi người mua trung bình từ 200 tới250 chai nước/năm, trong số đó, hầu hết là những chai nhựa có thể sử dụng lại nhiều lần. Nguồn số liệu khác của Cointainer Recycling cho thấy trung bình cứ mỗi phút trôi qua là có thêm 1.000.000 chai nước uống làm bằng nhựa được tung ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.
Trong cuộc sống thường nhật, nhớ xuất hiện ở nhiều nơi và nhiều môi trường khác nhau. Điều này ngằm khẳng định những tính năng và công dụng của nhựa ngày trở nên quen thuộc và không thể thiếu với con người. Với nhịp sống hiện đại được phát triển thành nhiều loại đa dạng và phong phú ứng dụng vào nhiều ngành trong cuộc sống như công nghiệp, điện, in ấn.
2. Nhựa trở thành kẻ tội đồ của Trái Đất.
Con người hiện nay đang phải đối mặt với những mối đe dọa từ môi trường sống tự nhiên. Vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến nhân loại bởi những gì mẹ thiên nhiên mang tới. Phải chăng con người phải trả giá khi vô tình hay cố tình làm đau mẹ thiên nhiên. Qua việc nhiều người sử dụng nhưng lạm dụng nhựa quá mức đã mang tới nhiều mối nguy hại không lường.
2.1 Tận dụng hay lạm dụng.
Dựa vào thực trạng hiện nay nhựa được sản xuất ra khoảng 300 triệu tấn mỗi năm, và con số này có dấu hiệu ngừng lại. Dự kiến còn tăng lên đáng kể, lượng nhựa khổng lồ này không bao lâu sẽ trở thành rác thải bởi thói quen và tính chất thường chỉ sử dụng một lần. Hệ quả này khiến tuổi thọ của nhựa rút ngắn lại trong khi có khoảng thời gian phân hủy được chúng lại lên tới hàng trăm năm.
Những sản phẩm làm bằng nhựa ngày nay chúng ta dễ dàng bắt gặp mọi lúc mọi nơi với số lượng lớn gồm: chai nhựa, dụng cụ nhựa, đồ chơi bằng nhựa, vật liệu bằng nhựa hay dùng làm phụ kiện máy móc.... Điển hình số đó mà chúng ta thường sử dụng nhất chính là những chai nhựa nước uống làm bằng nhựa.
Theo ước tính có tới 800 triệu tấn rác thải nhựa tập kết lại tại các đại dương mỗi năm. Chưa kể đến rất nhiều sản phẩm làm từ nhựa đang làm ô nhiễm môi trường đất. Chính vì vậy nhựa chính là nguyên nhân chính gây ra cái chết cho biết bao động vật và sinh vật mặc dù trước đó nhựa xuất hiện là vị cứu tinh để cứu sống chúng.
2.2 Mối nguy hại toàn cầu:
Trong môi trường tự nhiên rác thải nhựa rất khó bị phân hủy. Tùy vào loại chất nhựa mà chúng cần khoảng thời gian phân hủy khác nhau, nhưng nhìn chung là mất rất lâu, tối thiểu hàng trăm năm và thậm chí lên tới hàng ngàn năm.
Theo thông tin từ báo Môi trường & Đô thị:
- 150 năm đến 500 năm để ống hút nhựa nắp chai nhựa phân hủy.
- 450 năm đến 1000 năm để chai nhựa phân hủy.
- Trên 500 năm để bàn chải nhựa phân hủy.
Ngoài ra các loài động vật sinh vật dù được sống dưới nước hay trên cạn đều có thể chết do ăn phải rác thải nhựa. Qua đó có thể thấy thực trạng này tiếp tục tiếp diễn thì nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật sinh vật là tương đối cao và dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Rác thải nhựa nếu không được xử lý kịp thời đúng cách sẽ để lại hậu quả trực tiếp đối với môi trường sống. Cụ thể là không khí đất nước khi người ta thực hiện đốt rác thải nhựa chúng sẽ sản sinh ra độc chất độc furan, đi-ô-xin... Gây ra hiện tượng ô nhiễm không khí khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nó tiềm tàng các căn bệnh đáng sợ đến con người như ngộ độc, ung thư, giảm hệ miễn dịch, các bệnh về tuyến nội tiết.
Quá trình chôn vùi rác thải nhựa khiến đất không giữ được nước cũng như dinh dưỡng. Bên cạnh việc ngăn cản khí oxy qua đất nó còn gây tác động tiêu cực đến sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng, chưa dừng lại, nhựa cũng chính là tác nhân khiến nguồn nước bị ô nhiễm, tiêu diệt sự sống của vô vàn sinh vật có lợi dưới lòng đất.
Rác thải nhựa đã và đang sẽ gây ra nhiều hiện tượng “ô nhiễm trắng” ở chính những nơi con người thư giãn và nghỉ dưỡng, như các tụ điểm du lịch. Từ một phát minh được cho là đình cao, “tiện một phút- hại nghìn năm” đã dần trở thành kẻ thù của Trái Đất. bởi những tác động vô cùng lớn mà chúng mang đến, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta và những việc làm nhỏ hằng ngày như: hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần và tích cực tái chế những sản phẩm từ chúng.